Các dự án và tổ chức Phá_rừng_và_biến_đổi_khí_hậu

Tổ chức Tết Trồng cây (Arbor Day Foundation)

Thành lập năm 1972, năm kỷ niệm một trăm năm Tết trồng cây trong thế kỷ 19, Tổ chức đã phát triển trở thành một cơ quan thành viên phi lợi nhuận lớn nhất cống hiến trong lĩnh vực trồng cây, với hơn 1 tỷ thành viên, người ủng hộ và các đối tác có giá trị.[9] Họ làm việc với những dự án tập trung vào việc trồng cây xung quanh trường học, những cộng đồng thu nhập thấp, và những cộng đồng bị ảnh hưởng bởi thảm họa tự nhiên trong số nhiều nơi khác.

Chiến dịch Một tỷ Cây (Billion Tree Campaign)

Chiến dịch Một tỷ Cây đã được đưa ra vào năm 2006 bởi các Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) với tư cách là một sự hưởng ứng những thách thức của sự ấm lên toàn cầu, cũng như với một mảng rộng lớn hơn của các thách thức bền vững, từ việc cung cấp nước sạch cho tới việc mất đa dạng sinh học.[10] Mục tiêu ban đầu của chiến dịch này là trồng một tỷ cây vào năm 2007. Chỉ một năm sau trong năm 2008, mục tiêu của chiến dịch đã được nâng lên thành 7 tỷ cây—một mục tiêu nhằm đáp ứng hội nghị biến đổi khí hậu được tổ chức tại Copenhagen, Đan Mạch vào tháng 12 năm 2009. Ba tháng trước hội nghị, cột mốc 7 tỷ cây được trồng đã bị vượt qua. Vào tháng 12 năm 2011, sau hơn 12 tỷ cây đã được trồng, UNEP chính thức trao việc quản lý chương trình cho tổ chức phi lợi nhuận Thực vật-cho-Hành tinh, có trụ sở ở Munich, Đức.[11]

Quỹ Amazon (Braxin)

Được coi là nơi dự trữ đa dạng sinh học lớn nhất trên thế giới, Lưu vực Amazon cũng là quần xã sinh vật lớn nhất Braxin, chiếm gần một nửa lãnh thổ quốc gia. Lưu vực Amazon tương ứng với 2/5 lãnh thổ Nam Mỹ. Khu vực rộng xấp xỉ 7 triệu km vuông của nó chiếm một hệ thống thủy văn lớn nhất trên hành tinh, với 1/5 lượng nước ngọt chảy trên bề mặt thế giới. Phá rừng tại rừng mưa nhiệt đới Amazon là một nguyên nhân chính dẫn tới biến đổi khí hậu do giảm số lượng cây có sẵn để hút lượng cácbon dioxide đang tăng lên trong không khí.[12]

Quỹ Amazon Quỹ hướng tới việc kêu gọi quyên góp những khoản đầu tư không hoàn lại trong nỗ lực ngăn chặn, theo dõi và chiến đấu với nạn phá rừng, cũng như để thúc đẩy việc bảo vệ và sử dụng bền vững rừng trong quần xã sinh vật Amazon, dưới những điều khoản của Nghị định N. º 6,527, ngày 1 tháng 8 năm 2008.[13] Quỹ Amazon hỗ trợ những lĩnh vực sau đây: quản lý rừng công và những khu vực được bảo vệ, kiểm soát, theo dõi và thanh tra môi trường, những hoạt động kinh tế được tạo ra với việc sử dụng bền vững rừng, việc phân vùng sinh thái và kinh tế, hòa giải lãnh thổ và quy định về nông nghiệp, bảo tồn và sử dụng đa dạng sinh học bền vững, và khôi phục những khu vực rừng bị phá hủy. Ngoài ra, Quỹ Amazon cũng sử dụng khoảng 20% số tiền quyên góp của mình để hỗ trợ sự phát triển các hệ thống để theo dõi và kiểm soát nạn phá rừng ở những quần xã sinh vật Braxin khác và ở những quần xã sinh vật của các quốc gia nhiệt đới khác.[13]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phá_rừng_và_biến_đổi_khí_hậu http://www.amazonfund.gov.br/FundoAmazonia/export/... http://www.amazonfund.gov.br/FundoAmazonia/fam/sit... http://www.enn.com/wildlife/article/23391 http://www.nature.com/ngeo/journal/v2/n11/fll/ngeo... http://news.xinhuanet.com/english/2009-01/09/conte... http://www.ncsu.edu/project/treesofstrength/treefa... http://arborday.org/generalinfo/about.cfm http://dictionaryofforestry.org/dict/term/reforest... http://www.plant-for-the-planet-billiontreecampaig... http://www.unep.org/newscentre/default.aspx?Docume...